A. CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH: PAR INDEX (Public Administration Reform Index): PAR INDEX là chỉ số cải cách hành chính, là công cụ quan trọng để theo dõi, đánh giá hoạt động cải cách hành chính (CCHC).
Ngày 03/01/2023, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ban hành Quyết định số 2926/QĐ-UBND ban hành Bộ Chỉ số đánh giá, xếp hạng cải cách hành chính của các cơ quan hành chính thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; UBND cấp huyện và UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu;
Theo đó, Bộ tiêu chí xác định Chỉ số CCHC cấp xã, phường, thị trấn Bộ chỉ số được cấu trúc thành 08 lĩnh vực đánh giá, 47 tiêu chí, 141 tiêu chí thành phần, cụ thể: 1. Công tác chỉ đạo, điều hành CHCC: 7 tiêu chí và 13 tiêu chí thành phần; 2. Cải cách thể chế: 3 tiêu chí và 6 tiêu chí thành phần; 3. Cải cách thủ tục hành chính: 10 tiêu chí và 4 tiêu chí thành phần; 4. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước: 4 tiêu chí và 3 tiêu chí thành phần; 5. Cải cách chế độ công vụ: 7 tiêu chí và 2 tiêu chí thành phần; 6. Cải cách tài chính công: 3 tiêu chí và 4 tiêu chí thành phần; 7. Xây dựng và phát triển chính quyền điện tử: 9 tiêu chí và 75 tiêu chí thành phần;
8. Đánh giá tác động của CCHC-Điều tra xã hội học: 4 tiêu chí, 34 tiêu chí thành phần. Với thang điểm đánh giá là 100 điểm, trong đó, điểm đánh giá thông qua điều tra xã hội học là 35/100. B. CHỈ SỐ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ VÀ HÀNH CHÍNH CÔNG CẤP TỈNH: PAPI (The Vietnam Provincial Governance and Public Administration Performance Index) Chỉ số PAPI đo lường hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh dựa trên trải nghiệm và đánh giá của người dân khi tương tác với các cấp chính quyền địa phương. Chỉ số PAPI là công cụ theo dõi, giám sát năng lực điều hành, quản lý nhà nước, thực thi chính sách và cung ứng dịch vụ công của chính quyền địa phương, giúp các cấp chính quyền địa phương có những căn cứ điều chỉnh và cải thiện hiệu quả công tác, phục vụ người dân tốt hơn.
Từ năm 2018, Chỉ số PAPI bao gồm 08 chỉ số lĩnh vực nội dung, 28 chỉ số nội dung thành phần và hơn 120 chỉ tiêu cụ thể về hiệu quả quản trị và hành chính công của toàn bộ 63 tỉnh/thành phố, cụ thể: 1. Tham gia của người dân ở cấp cơ sở: tối đa 10 điểm. - Tri thức công dân - Cơ hội tham gia - Chất lượng bầu cử - Đóng góp tự nguyện 2. Công khai, minh bạch: tối đa 10 điểm. - Tiếp cận thông tin - Danh sách hộ nghèo - Thu, chi ngân sách cấp xã/phường - Quy hoạch/kế hoạch sử dụng đất, khung giá đền bù 3. Trách nhiệm giải trình với người dân: tối đa 10 điểm. - Hiệu quả tương tác với cấp chính quyền - Giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân - Tiếp cận dịch vụ tư pháp 4. Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công: tối đa 10 điểm. - Kiểm soát tham nhũng trong chính quyền - Kiểm soát tham nhũng trong dịch vụ công - Công bằng trong tuyển dụng vào nhà nước - Quyết tâm chống tham nhũng 5. Thủ tục hành chính công: tối đa 10 điểm. - Chứng thực, xác nhận - Giấy phép xây dựng - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - Thủ tục hành chính cấp xã, phường 6. Cung ứng dịch vụ công: tối đa 10 điểm. - Y tế công lập - Giáo dục tiểu học công lập - Cơ sở hạ tầng căn bản - An ninh, trật tự 7. Quản trị môi trường: tối đa 10 điểm. - Nghiêm túc trong bảo vệ môi trường - Chất lượng không khí - Chất lượng nước 8. Quản trị điện tử: tối đa 10 điểm. - Sử dụng cổng thông tin điện tử của chính quyền địa phương - Tiếp cận và sử dụng Internet tại địa phương Phương pháp đánh giá: Với phương pháp đánh chủ yếu thông qua điền tra xã hội học.