Cổng thông tin điện tử xã Ông Đình
Huyện Khoái Châu
CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM

Công an nhân dân Việt Nam là một lực lượng vũ trang trọng yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và là lực lượng Cảnh sát (Công an) của Việt Nam, làm nòng cốt, xung kích trong sự nghiệp bảo vệ an ninh Quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Công an nhân dân có chức năng tham mưu cho Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước về bảo vệ an ninh Quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; thực hiện thống nhất quản lý về bảo vệ an ninh Quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật về an ninh Quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Công an nhân dân Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch Nước, sự thống nhất quản lý của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an.[1] Khẩu hiệu của lực lượng từ những ngày đầu thành lập là "Bảo vệ An ninh Tổ quốc".

Quá trình hình thành

Nguồn gốc của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam được xem là bắt đầu từ các đội Tự vệ Đỏ trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930-1931), các Đội Danh dự trừ gian, Hộ lương diệt ác... do Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập với mục đích bảo vệ tổ chức. Những năm 1930 - 45, để chống các hoạt động phá hoại và do thám của thực dân Pháp và chính quyền tay sai, bảo vệ cách mạng, Đảng Cộng sản Đông Dương đã thành lập các đội: Tự vệ đỏ, Tự vệ công nông, Danh dự trừ gian, Danh dự Việt Minh. Đó là những tổ chức tiền thân của Công an nhân dân và quân đội nhân dân sau này.

Sau cuộc Cách mạng tháng Tám (nổ ra ngày 19 tháng 8 năm 1945), chính quyền lâm thời của Việt Minh đã có chỉ thị thành lập một lực lượng vũ trang có nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự. Tuy nhiên, lực lượng này chưa có tên gọi chung mà mang nhiều tên gọi khác nhau, như Sở Liêm phóng (ở Bắc Bộ), Sở trinh sát (ở Trung Bộ), Quốc gia Tự vệ Cuộc (ở Nam Bộ). Đến ngày 21 tháng 2 năm 1946, Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 23/SL hợp nhất các lực lượng này thành một lực lượng Công an nhân dân ở cả ba miền được thống nhất một tên gọi thống nhất là Công an có nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội; và thành lập Việt Nam Công an Vụ để quản lý lực lượng Công an nhân dân do một Giám đốc đứng đầu, mà người đầu tiên là Lê Giản.

Trong thời kỳ đầu, cơ quan quản lý ngành Công an là Nha Công an vụ, trực thuộc Bộ Nội vụ. Đến ngày 16 tháng 2 năm 1953, thành lập thành Thứ bộ Công an, trực thuộc Bộ Nội vụ, đứng đầu là một Thứ trưởng. Đến năm 1955, thì tách hẳn thành Bộ Công an. Năm 1959, sáp nhập các lực lượng biên phòng thành lực lượng Công an vũ trang (nay là lực lượng Biên phòng) trực thuộc quyền quản lý của Bộ Công an (về sau lại chuyển về trực thuộc Bộ Quốc phòng). Cũng từ năm này, lực lượng Công an được tổ chức vũ trang và bán vũ trang theo biên chế, có phù hiệu và cấp hàm tương tự như quân đội.

In trang Quay lại Lên trên
Các tin khác
- Bài tuyên truyền Luật Nghĩa vụ quân sự 2023 ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ  (20/10/2023)
++ THÔNG BÁO
+ QUYẾT ĐỊNH Ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn xã Ông Đình
+ QUYẾT ĐỊNH Ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn xã Ông Đình
+ QUYẾT ĐỊNH Ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn xã Ông Đình
+ BÀI TUYÊN TRUYỀN HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH VÀ KỶ NIỆM NGÀY GIA ĐÌNH VIỆT NAM 28/6/2024.
+ BÀI TUYÊN TRUYỀN HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH VÀ KỶ NIỆM NGÀY GIA ĐÌNH VIỆT NAM 28/6/2024.
Lịch làm việc
Thư điện tử
Học tập và làm theo lời Bác
++ VIDEO HOẠT ĐỘNG
- TP Hung Yen
- khoái châu ân
LƯỢT TRUY CẬP
Đang online: 14
Hôm nay 60
Tháng này: 476
Tất cả: 145,116
THƯ VIỆN ẢNH